Hình Ảnh Chương Trình Lễ Truy Điệu Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang

Chương Trình Lễ Truy Tán Công Hạnh của Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang

Thứ Bảy 16/11/2019 nhằm ngày 20 tháng 10 năm Kỷ Hợi Phật Lịch 2563.

Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, tổ chức buổi Lễ Truy Điệu tại Trung Tâm Giáo Hội Phật Giáo Úc Châu, chùa Ấn Quang, để Tri Ân một Bậc Cao Tăng Thạc Đức, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang.

Có mặt trong buổi Lễ Truy Điệu cố Hòa Thượng Thích Tri Quang buồi sáng nay, chúng con thấy cò sự chứng minh, hiện diện của:

– Hòa Thượng Thích HUYỀN Hạ TÔN – Tăng Giáo Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trưng Ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, Trụ Trì Bảo Vương Tự Melbourne.
– Hòa Thượng Thích MINH Hạ TRÍ – Trụ Trì Phước Tường Tự Melbourne
– Hòa Thượng Thích TỊNH Hạ MINH – Trụ Trì Thiên Đức Tự Melbourne
– Hòa Thượng Thích THIỆN Hạ TÂM – Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, Trụ Trì Hoa Nghiêm Tự Melbourne
– Hòa Thượng Sen Then – Abbot of Wat Khmer Melbourne
– Thượng Tọa Thích PHƯỚC Hạ TẤN – Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, Trụ Trì Quang Minh Tự Melbourne
– Thượng Tọa Thích PHƯỚC Hạ THIỀN – Quang Minh Tự Melbourne
– Thượng Tọa Thích PHƯỚC Hạ VIÊN – Phó Ban Tăng Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, Phó Trụ Trì Tổ Đình Phước Huệ Sydney
– Thượng Tọa Thích PHƯỚC Hạ SANH – Trụ Trì Thiên Phước Tự Sydney
– Thượng Tọa Thích PHƯỚC Hạ THỂ – Trụ Trì Liên Trì Tự Melbourne
– Thượng Tọa Thích LINH Hạ TẤN – Trụ Trì Lộc Uyển Pháp Viện Melbourne
– Ni Sư Thích Nữ PHƯỚC Hạ HOÀN – Trưởng Ban Ni Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, Trụ Trì Ni Viện Thiện Hòa Sydney
– Ni Sư Thích Nữ NHƯ Hạ LIÊN – Trụ Trì Tam Bảo Tự Melbourne

Hiệp cùng Chư Đại Đức Tăng, Ni đến từ các Tự Viện, Tịnh Thất, Đạo Tràng như: Đại Đức Thích Phước Nghĩa, Phước Nguyện, Thông Tướng, Quảng Phúc (NZ), Vạn Quang, Vạn Minh, Hoằng Viên, Sư Cô Như Bửu, Phước Chơn, Phước Huyền, Huệ Thanh, Phước Như, Phước Uyển, Phổ Huệ, Phước Đức, Hằng Nghiêm, Thục Nghiêm, Liên Nghiêm, Vạn Quang, Vạn Nhẫn, Đạo Tràng Quang Minh, Đạo Tràng Hoa Nghiêm, Đại diện Ban Trị Sự Hoa Nghiêm, Đại diện Ban Trị Sự Quang Minh các Đồng Hương Phật Tử xa gần. Và đặc biệt có sự hiện diện của Anh Huynh Trưởng Minh Hoàng Diệp Khôi Cố Vấn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi, Miền Tâm Minh.

Lúc 9.30 giờ sáng, Quý Tăng Ni cùng Quý Phật Tử đã vân tập vào Chánh Điện Tụng Bồ Tát Giới Phạm Võng Kinh. Trong khi đó quý Hòa Thượng trong Ban Hội Đồng Điều Hành đang cùng trà đàm với Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Ngài hàn huyên kể chuyện về biến cố năm 1963 và lược sử Ngài Cố Hòa Thượng Thích Trí Quang.

Đúng vào 10 giờ, Ban Thình Sư đã cung thỉnh Chư Tôn Đức Hòa Thượng quang lâm Hiện Tiền để chuẩn bị hành lễ.

CUNG TUYÊN TIỂU SỬ
(lược trích nguyên văn bài tiểu sử của MC Nhật Dung Nguyễn Mỹ Lý)

Trong Tiểu Truyện Tự Ghi, cố Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang đã tự viết về cuộc đời của On như sau:

Thế danh Phạm Quang, HT sinh vào giờ Thìn ngày 21/12/1923 (Quý Hợi) phat lich 2467 tại làng Diêm Điền, thuộc khu vực phía tây sông Nhật Lệ, nằm phía Bắc con đường cái quan nối liền cổng Quảng Bình, trung tâm thành phố Đồng Hới.
Ngài là người con thứ tư trong gia đình gồm 6 anh chị em.
Gia đình theo Phật tử đời Cố. Cha pháp danh Hồng Nhật, mẹ pháp danh Hồng Trí, cùng là đệ tử của ngài Đắc Ân, Quốc Ân Tự, Huế.

Nam 1935, HT xuất gia vào giờ giao thừa vía Đức Di Lặc năm Bính Tý PL 2480 với Đại sư Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh, Tỉnh Quảng Bình, thuộc dòng Thiền Lâm Tế, Thiên Đồng Đạo Mân.

Từ năm 1939 đến 1944, Ngài được Bổn Sư cho theo học tại Trường An Nam Phật Học do Hội An Nam Phật Học thành lập năm 1932 tại Cố đô Huế được Đại Sư Giác Tiên làm giám đốc và Đại Sư Trí Độ làm đốc giáo, Giáo Thọ còn có Bác Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám.
Ngài Trí Độ thọ giáo với ngài Phước Huệ, Thập Tháp Tự, Bình Định, thọ Bồ tát giới với ngài Đắc Quang, Quốc Ân Tự, Huế – hai ngôi chùa này cùng do ngài Nguyên Thiều, vị Tổ khai sơn Phật giáo Nam Hà thời Trịnh Nguyễn phân tranh, sáng lập.

Phật Học Đường có học trình 10 năm: ba năm sơ đẳng, ba năm trung đẳng, hai năm cao đẳng và hai năm siêu đẳng. Kỳ thi tốt nghiệp vào năm 1944, Hòa Thượng đạt số điểm cao nhất.

Sau kỳ thi năm do, Phật Học Viện tổ chức lễ phát nguyện cho Sa Di giới do Đại Sư Đắc Quang chứng minh, Đại Sư Trí Độ cho mỗi vị một pháp hiệu với chữ Trí đứng đầu. Đạo hiệu Trí Quang của Ngài được dùng từ đó.

Năm 1946, Đại Sư Hồng Tuyên tổ chức truyền thọ Tỷ Kheo giới và truyền giới cho Ngài với pháp hiệu là Thiền Minh. Cùng năm này, Ngài bắt tay soạn thảo đề án thống nhất Phật Giáo VN.

Năm 1947, Ngài trở về quê nhà Quảng Bình, và được báo tin là Pháp sắp chiếm Quảng bình. Ngài nghĩ là mình sẽ chết vì chiến tranh mà chưa kịp thọ giới Bồ Tát, nên cầu thỉnh Bổn Sư là Đại Sư Hồng Tuyên truyền thọ Bồ tát giới vào tối 28/02/1947.

Năm 1948 Ngài vào Huế giảng dạy tại Phật Học Đường Báo Quốc.

Năm 1949, lần đầu tiên có quyết định Tăng sĩ đảm nhận chức vụ Tổng trị sự Hội Phật Học, HT được cử làm Hội Phó.

Năm 1950 Ngài vào Sài gòn góp sức vận động hợp nhất ba Phật Học Đường Liên Hải, Mai Sơn và Ứng Quang (về sau đổi thành Ấn Quang), thành lập Phật Học Viện Nam Việt, và chung sức vận động thành lập Hội Phật Học Nam Việt.

Sau do, khi về Huế, Ngai làm chủ bút tạp chí Viên Âm. Cuối năm 1950, Ngài được cử làm chủ tọa phiên họp sơ bộ để thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, do Ngài Tố Liên đề xướng sau khi tham du “Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới tai Tích Lan về.

Năm 1952, Hòa Thượng đến Tokyo, Nhật Bản tham dự Đại Hội kỳ 2 của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới

Năm 1953, Tổng Hội được chính quyền thừa nhận và đúng 10 năm sau, chính Tổng Hội này đã lãnh đạo công cuộc chống kỳ thị Phật Giáo năm 1963.

Năm 1955, Ngài nhận chức vụ Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Học, vận động đổi tên Phật Học thành Phật Giáo, đưa Tổng Hội Phật Giáo VN vào đặt trụ sở ở Sài Gòn

Năm 1963, Ngài là một trong những vị Tăng Sĩ nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh bất bạo động chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm

Năm 1964, Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo tại Sài Gòn, Ngài được bầu làm Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Năm 1966, Hòa Thượng bị bắt giam và quản thúc tại Sàigòn, ngài đã phản đối và phát tâm tuyệt thực 100 ngày, ngài tuyên bố: “chúng tôi nguyện đem xương máu để trang trải cho Phật Pháp và nếu chết là chết như cái chết của Chân Lý trước bạo lực, chứ không phải bạo lực này chết vì kém bạo lực khác”.

Nam 1967, sau Sắc Luật 23, Hòa Thượng trở về ẩn tu, nỗ lực phiên dịch Kinh sách và hướng dẫn Tăng Ni tu học.

Từ năm 1975 đến năm 2012, Đại lão Hòa Thượng tịnh tu, trước tác, biên dịch kinh điển tại Chùa Ấn Quang và Tu Viện Quảng Hương Già Lam.

Năm 2013, ở tuổi 91, sau hơn 50 năm lưu trú ở Sàigòn, Đại lão Hòa thượng đã trở về thăm quê nhà Quảng Bình, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi được Bổn sư thế độ xuất gia, thăm lại mộ phần của song thân, và sau đó, Ngài quyết định lưu lại chốn cũ là Tổ Đình Từ Đàm, tiếp tục việc dịch thuật kinh điển và chuyên tâm hành trì cho tới ngày viên tịch.

Hòa Thượng Trí Quang đã phiên dịch và trước tác nhiều Kinh, Luật, Luận như sau:

– Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim,
– Dị Tông Luận,
– Kinh Vu Lan,
– Kinh Viên Giác,
– Trí Quang Tự Truyện,
– Tiểu Truyện Tự Ghi,
– Người Cư Sĩ Tại Gia,
– Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn,
– Luận Đại Trượng Phu,
– Bồ Tát Giới,
– Thức Xoa Ma Na Giới,
– Giới Sa Di và Giới Sa Di Ni,
– Tỳ Kheo Giới và Tỳ Kheo Ni Giới,
– Kinh Duy Ma,
– Kinh Di Giáo,
– Kinh Địa Tạng,
– Kinh Kim Quang Minh,
– Lược Giải Tâm Kinh,
– Kinh Thắng Man,
– Kinh Giải Thâm Mật,
– Kinh Bốn Mươi Hai Chương,
– Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật,
– Kinh Pháp Hoa,
– Nhiếp Đại Thừa Luận,
– Người Xuất Gia, …

Trải suốt cuộc đời gần một thế kỷ, từ khi xuất gia, hành đạo cho đến lúc viên tịch, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang đã nỗ lực không ngừng trong công cuộc xiễn dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài xứng đáng cho Tăng ni và Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở mai sau.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật”

MC Nhat Dung Nguyen MyLy 


Hình ảnh buổi lễ do Cô Huệ Hiếu ghi hình lại – xin nhấn vào hình xem nguyên cỡ

href=”https://uvbcanz.org.au/images/16Nov2019/h71.JPG”>

Huệ Hiếu