Chín Chữ Cù Lao

Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục
Mùa báo hiếu ngùi ngùi thương mẹ, đức cù lao.

Mùa Vu Lan Báo Hiếu của người con Phật lại trở về trên quê Mẹ Việt Nam, cũng như đến với những người con của Mẹ Việt Nam đang sống rải rác đó đây trên khắp địa cầu.
Vu Lan về khiến lòng người thao thức khắc khoải, khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha, nhưng mình chưa đền đáp được là bao. Xót xa đau đớn tận cùng, khi cha mẹ đã hoá thành thiên cổ từ lâu. Continue reading “Chín Chữ Cù Lao”

Tưởng Niệm Phật Đản

Đối với người con Phật, khi nghe đến hai từ Phật Đản, hay cụm từ Tưởng Niệm Phật Đản, thì trong lòng khởi lên tràn ngập niềm hân hoan vui sướng và đầy cảm xúc rung động.

Hân hoan vui sướng, vì nghĩ đến sự ra đời của Đức Phật, một bậc Thánh trên các bậc Thánh, đã xuất hiện giữa cuộc đời đầy kham nhẫn, vì sự khổ đau cùng tột của kiếp nhân sinh nói riêng và vạn loại hữu tình nói chung. Ngài đã phải cùng cộng hưởng và chia sớt, cũng như hoá giải nỗi khổ đau tương đối của kiếp nhân sinh qua bốn tướng sanh, lão, bệnh và tử, cũng như cái Khổ chơn lý của ba cõi hữu tình thuộc sinh diệt biến dị, hư nguỵ vô chủ. Continue reading “Tưởng Niệm Phật Đản”

Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai

“Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai” là câu thơ trong thi kệ nổi tiếng của kho tàng văn học Phật Giáo Việt Nam từ thời nhà Lý, với nhan đề “Cáo Tật Thị Chúng” (Cáo Bệnh Dạy Chúng) của thiền sư Mãn Giác (1052-1096). Nội dung là cảnh tỉnh sự Vô Thường của vạn hữu vũ trụ và nhân sinh. Nhưng trong sự Vô Thường chuyển biến của hiện tượng thì luôn là một sự Chân Thường Bất Biến của bản thể. Continue reading “Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai”

Tách Trà Xanh

Sáng nay phải dành chút thời giờ thưởng thức một tách trà xanh. Ý làm chủ, sai khiến thân hành động. Cầm lấy ấm nấu nước, mở nắp, mở vòi nước. Nước chảy đầy ấm. Tắt vòi nước, đậy nắp, để ấm nước lên trên đế nấu nước. Mở công tắc điện, mở công tắc trên ấm nước. Trong khi chờ nước sôi, chuẩn bị bình trà, tách trà và hộp trà xanh. Continue reading “Tách Trà Xanh”