Tại Chùa Ấn Quang 16/04 năm Tân Sửu (10 giờ sáng Thứ Năm 27/05/2021),
Chùa Quang Minh 19/04 năm Tân Sửu (10 giờ sáng Chủ Nhật 30 /05/2021);
Kính mời đồng hương Phật tử tham dự, tuy rằng năm nay Chùa không gởi thư mời như hằng năm.
Phật Đản nghĩa là ngày sinh của đức Phật – hay là Vesak – là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp ( kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn ). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia.
Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông ( như Trung Quốc, Triều TIên, Nhật Bản, Việt Nam ) thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày mồng 15 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào 8 tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.
Lễ Phật Đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha ( nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên ), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Ðức Phật Thích Ca đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða ( hay Sĩ Ðạt Tha ), con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sinh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát. Sau sáu năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài thoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vào năm Ngài được 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập Niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng Ta La song thọ.
Chúng ta muốn ôn lai mùa Phật đản 2564 tức là năm 2020. vào ngày nầy năm rồi chúng ta không có thể tổ chức Lễ Phật Đản do Đại dịch Covid , thay vào đó chùa Quang Minh dưới sự dẫn dắt của Thầy Trụ Trì Thích Phước Tấn đi tiên phong đã vận động may mask may áo choàng mổ cho y bác sĩ và tặng Mask cho các bịnh viện miền Tây Melbourne , toàn thể dân chúng Melbourne và toàn thể nước Úc lúc đó chánh phủ tiểu bang và liên bang còn ngập ngừng làm điều nầy do không hiểu nhiều về đại dịch corona virus .Kết quả hiến tặng 500, 000 masks 10,000 áo choàng mổ vào lúc đó , chúng ta phải rất tự hào về khống chế đại dịch tại Úc cộng đồng phật tử Melbourne đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc phòng chống đại dịch tại Úc cho tới ngày hôm nay.
Ngày 08/05/2021 Lễ Phật Đản đã tổ chức tại chùa Tích Lan Melbourne.
Năm nay vì Đại Dịch Covid – Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2645, Tân Sửu (2021)- do United Nations Day of Vesak, không có tổ chức ở City như hàng năm, mà tổ chức tại Chùa Tích Lan, Sakyamuni Sambuddha Vihara = 125 Homestead rd – Berwick Vic, vì thế nên số lượng có hạn, nên không được tổ chức tưng bừng như hàng năm, thật đáng tiếc. Cầu nguyện cho thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc, Đại dịch trên toàn thế giới sớm được tan biến trả lại sự bình yên cho khắp các nơi
Nội dung Lễ Phật đản
– Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm toàn thể các chùa trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc và Tân Tây Lan.
– Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật.
Kính mời đồng hương Phật tử tham dự tuy là không có gởi thơ cho toàn thể phật tử như mọi năm.
Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch Covid-19 trong suốt thời gian tổ chức lễ. giữ khoảng cách an toàn, khử trùng tay, 4 square cho 1 người , mở cửa sổ thông thoáng, nên chích ngừa Vaccine Covid trước khi đến dự Lễ Phật Đản.
Trong bài giảng pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Lộc Uyển, ngài đã nhắc đến Đạo đế – một trong bốn chân lý của Tứ Diệu đế. Theo đó, để chứng ngộ được Đạo đế, giải thoát khỏi kiếp luân hồi và bước từng bước đến cõi niết bàn thì cần phải tu tập theo Bát Chánh Đạo.
Bát Chánh đạo hay Bát Chính đạo, Bát Thánh đạo ( tiếng Phạn là: āryāstāngika – mārga ) có nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý căn bản được đề cập trong Đạo đế. Con đường tám chi đó bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy.
Ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản
1. Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theo đúng chính pháp, theo đúng bản đồ tu học. Ðây là ưu điểm nổi bậc của đạo Phật:
2. Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của đức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy đức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.
3. Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhất là lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời. sinh lão bịnh tử , chứ không phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, hết sức mê tín dị đoan!
Bốn chân lý mầu nhiệm.
1- Khổ đế (Dukkha): là thực trạng đau khổ của con người.
2- Tập đế (Samudaya): là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
3- Diệt đế (Nirodha): là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
4- Đạo đế (Magga): là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Trước tình hình toàn xã hội luôn luôn phải đề cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trên toàn thế giới và tuy rằng Victoria nói riêng và úc nói chung là tốt tuy nhiên mùa đông sắp đến, covid biến chủng B1617 (2,3) liên tục từ Ấn Độ, Nepal đã lan tràn khắp nơi . Mang Mask, giử khoảng cách , rửa tay khử khuẩn thường xuyên , mỏ cửa sổ thông thoáng là yếu tố quan trọng đồng thời tăng tốc chủng ngừa Covid Vaccine khẩn cấp tại úc là yếu tố sống còn trong mùa Phật Đản Sanh , Chùa Ấn Quang trung tâm giáo hội ,Chùa Quang Minh và các chùa khác trong giáo hội cũng sẽ tổ chức Lễ Phật Đản trong tinh thần rất cẩn trọng.
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Bác sĩ Phạm Phúc Nhân( Hạnh Giác Nghĩa)